Khởi nghiệp là gì? Nhà kinh doanh là ai? Điểm khác biệt giữa các hệ sinh thái kinh doanh? Vai trò của quỹ công và quỹ tư?
Sau đây là 6 loại hình Khởi nghiệp – Hãy chọn lấy 1
6 đường lối tổ chức khởi nghiệp riêng biệt dành cho các doanh nhân: kinh doanh cá thể (lifestyle business), kinh doanh nhỏ (small business), Khởi nghiệp có khả năng mở rộng (scalable Khởi nghiệp), Khởi nghiệp có khả năng chuyển nhượng (buyable Khởi nghiệp), Khởi nghiệp trong công ty lớn (large company) và doanh nhân xã hội (social entrepreneur). Mỗi cá nhân người đứng ra tổ chức doanh nghiệp của mình đều được gọi là các “doanh nhân”, tuy nhiên giữa mỗi nhóm ngành và hệ sinh thái hỗ trợ nó đều có các đặc điểm riêng cùng những sự khác biệt then chốt cần được nắm vững.
Đối với nhà hoạch định chính sách, ưu tiên hàng đầu chính là quan sát và chọn lấy cho mình một lối đi phù hợp nhất.
Khởi nghiệp kinh doanh cá thể: Sống là để hưởng thụ
Bên bờ các bãi biển xinh đẹp tại California, ta có thể thấy có nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ ở nơi đây, ví dụ như những người chơi lướt ván hoặc thợ lặn đồng thời sở hữu các quầy cho thuê dụng cụ thể thao hoặc mở lớp hướng dẫn lặn biển v…v… nhằm kiếm thêm chi phí chi trả cho các môn thể thao ưa thích của bản thân họ. Những nhà kinh doanh dạng này thuộc nhóm những người sống vì đam mê và thú vui cá nhân, làm không vì ai trừ chính họ, vừa làm vừa hưởng. Tại Silicon Valley, tương tự cũng có những lập trình viên hoặc thiết kế web tự do làm việc vì yêu công nghệ và làm việc chủ yếu để phục vụ sở thích hơn là làm giàu.
Khởi nghiệp kinh doanh nhỏ: Lao động để nuôi sống gia đình
Ngày nay, chiếm phần lớn trong số các kế hoạch kinh doanh và Khởi nghiệp ở Mỹ vẫn là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Con số trung bình là từ 5 đến 7 triệu hộ, chiếm 99.7% các công ty và tập đoàn, 50% tổng số nhân công được thuê lao động (số liệu năm 2011).
Ví dụ cho hình thức kinh doanh nhỏ lẻ bao gồm: Cửa hàng đồ gia dụng, thức phẩm, tiệm làm tóc, đại lý du lịch, chuyên gia tư vấn, cửa hàng dịch vụ internet … Nhà sáng lập cũng đồng thời là nhân công.
Họ làm việc chăm chỉ không kém những nhà kinh doanh lại Silicon Valley, ưa chuộng thuê nhân công tại địa phương hoặc trong gia đình, và đa số là không có lãi hoặc lãi rất ít. Hình thức kinh doanh này được tạo dựng không phải để mở rộng hay thay đổi quy mô mà nhằm vào mục tiêu chính của chủ sở hữu đó là “nuôi sống bản thân và gia đình”. Nguồn vốn duy nhất của họ là khoản tiết kiệm tự thân, tiền gửi ngân hàng, các khoản vay kinh doanh nhỏ và số tiền mượn được tự người thân, họ hàng. Những nhà kinh doanh thuộc nhóm này thường không trở thành tỉ phú hay xuất hiện trên các tạp chí người giàu. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ khác, chính họ lại là minh chứng sống động nhất khi nói đến “tinh thần kinh doanh” hơn bất kì ai, đến từ bất kì đâu trong 6 nhóm đã nêu.
Những dự án Khởi nghiệp dạng này rất cần đến những nhà đầu tư mạo hiểm hỗ trợ hòng tìm ra những mô hình kinh doanh mới mẻ. Họ chỉ làm việc với những người giỏi nhất. Một khi đã tìm ra một sản phẩm và một mô hình kinh doanh phù hợp, họ lại càng tập trung hơn vào hướng mở rộng và càng ra sức kêu gọi vốn đầu tư để thúc đẩy tiến độ lên mức nhanh nhất.
Những dự án Khởi nghiệp hướng mở rộng thường tập trung quanh các “cluster” đầy đủ về vốn, nhân lực và “văn hóa” khởi nghiệp như Silicon Valley, Thượng Hải, New York hoặc Isarel … Tuy chiếm một phần rất nhỏ trong 6 hình thức Khởi nghiệp, nhưng do lợi nhuận và hình ảnh mang lại, loại hình khởi nghiệp này thu hút mọi nguồn vốn mạo hiểm theo nguyên tắc: rủi ro tương đương với lợi nhuận.
Khởi nghiệp hướng chuyển nhượng: Từ túi này sang túi khác
Trong vòng 5 năm trở lại đây, ứng dụng web và di động đã vươn lên mạnh mẽ và việc chuyển nhượng các Khởi nghiệp dạng này đã trở nên hết sức phổ biến, tiêu biểu là việc Facebook mua lại Instagram mới đây. Chi phí khởi nghiệp cho các dự án đồng dạng ít hơn nhiều so với dạng truyền thống, yêu cầu sự giúp đỡ của các nhà đầu tư bên ngoài; lợi thế bên cạnh đó là giảm bớt thời gian cần thiết để đưa được sản phẩm ra thị trường và có bệ đỡ sẵn. Mục tiêu chính không phải là tạo lập các tập đoàn tỷ đô, mà là nuôi lớn ý tưởng rồi bán lại cho các bên kinh doanh lớn hơn.
Khởi nghiệp trong công ty lớn: Đổi mới hoặc biến mất
Những công ty lớn sở hữu vòng đời hữu hạn. Trong hơn 1 thập kỉ qua, chúng lại càng thu hẹp hơn nữa. Đa phần chuyển hương phát triển sang hình thái duy trì và tung ra các sản phẩm phụ bên cạnh sản phẩm chính. Sự thay đổi khẩu vị của khách hàng, sự tiến bộ của công nghệ, luật pháp, các đối thủ cạnh tranh v..v.. là các tác nhân gây sức ép lên các công ty, đòi hỏi họ phải đưa ra các chính sách mới, tạo ra sản phẩm mới và tìm kiếm khách hàng mới tại các thị trường mới. Ví dụ tiêu biểu đó là Google và Sony. Những công ty, tập đoàn hiện tại thực hiện điều đó bằng cách mua lại các công ty nhỏ hơn đang trên đà phát triển, hoặc tận lực chuyển hướng kinh doanh vốn có của họ. Bất hạnh thay, kích cỡ đồ sộ của chính họ lại làm cho quá trình này trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Khởi nghiệp hướng xã hội: Tạo nên sự khác biệt
Những doanh nhân trong lĩnh vực xã hội là những con người sở hữu lòng nhiệt tình và nguồn nhiệt huyết không hề thua kém bất kì ai trong số những nhà sáng lập nói chung. Thế những, khác với những dự án Khởi nghiệp hướng mở rộng, mục tiêu của họ là biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn, trội hẳn so với việc làm giàu. Những dự án kiểu này có thể thuộc dạng phi lợi nhuận hoặc chỉ thu về lợi nhuận nhược tiểu.
Tổng kết: Một số điểm cơ bản cần rút ra và chú ý:
– Mỗi hình thức trong số 6 loại hình Khởi nghiệp trên lại có yêu cầu khác biệt lớn đối với hệ sinh thái kinh doanh, các phương pháp giáo dục đặc biệt, các ưu đãi kinh tế khác nhau (thuế má, giấy tờ …), nơi ươm mầm và các nhà tư bản mạo hiểm.
– Một hệ sinh thái Khởi nghiệp hệ mở rộng là phương thức tối thượng để thực thi tư bản chủ nghĩa. Đó không phải là việc thực thi “tính công bằng” hay ưu đãi. Thương trường là chiến trường, cuộc chơi đòi hỏi độ liều cao, ham muốn vật chất, tầm nhìn và không từ thủ đoạn. Kẻ chiến thắng chính là người hội đủ tất cả những yếu tố đó.
– Xây dựng một cụm sinh thái Khởi nghiệp hướng mở rộng đòi hỏi sự vắng mật của chính phủ trong các vườn ươm ý tưởng kinh doanh, các quỹ đầu tư mạo hiểm và đòi hỏi quá trình chọn lựa hướng đi thật nghiêm ngặt
– Các quốc gia bắt đầu thực hiện hình thức kinh doanh tài chính công nên sở hữu riêng cho mình một lối thoát, phòng trường hợp cấp bách đồng thời xây dựng một quỹ đầu tư mạo hiểm riêng. Nếu sau 5 đến 10 năm mà dự án vẫn đòi hỏi cung ứng vốn thì đồng nghĩa với việc nó đã thất bại.
Tới nay, Israel mới là quốc gia duy nhất trên thế giới tiến hành xây dựng thành công các cụm kinh doanh ăn nên làm ra. Mô hình mà nước này áp dụng với tên gọi “chương trình Yozma” đó là gây quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân kết hợp vốn chính phủ (mô phỏng lại mô hình quỹ SBIC của Mỹ), nhưng sau một thời gian nhất định nhà nước sẽ tự rút lui.
Thêm vào đó, nhà nước Israel ban đầu chỉ ứng quỹ cho 23 vườn ươm kinh doanh nhưng sau đó chuyển toàn bộ sang cho bên liên doanh sở hữu và quản lí. Tất cả những vườn ươm đó tới nay được điều hành bởi các chuyên gia kinh tế, trở thành tiền đề cho thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm.
Như vậy. trừ khi những nhà làm luật hiểu được đặc điểm cùng sự khác biệt giữa các loại hình Khởi nghiệp và nhu cầu thiết yếu của hệ sinh thái kinh tế nhằm hỗ trợ phát triển của quốc gia; nếu không, khả năng để đất nước đó có cơ hội tiến bộ, phát triển, đổi mới, tạo nên công ăn việc làm cho người dân là vô cùng thấp.