Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non đẹp

Posted on Posted in Tư vấn trường học

Thiết kế trường mầm non đẹp đã trở thành một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của bất kỳ cơ sở mầm non nào, nhất là khi sự cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục mầm non đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Vậy thiết kế mầm non đẹp cần những yêu cầu ra sao, mời các bạn cùng IDJ Group tìm hiểu.1.Vai trò của thiết kế trường mầm non

Hiện nay, số lượng trường mầm non ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng. Nhất là trên địa bàn Hà Nội, các công trình giáo dục đang trong tình trạng quá tải do quá trình nâng cấp, phát triển của các khu phố cũ và các khu đô thị mới. Tình trạng này dẫn đến lượng người tập trung sinh sống tăng lên rõ rệt, kéo theo sự ra đời của hàng loạt các trường mầm non, trường mẫu giáo hay các cở sở tư nhân trông giữ trẻ. Tuy nhiên, với sự phát triển như hiện nay của xã hội, chất lượng dân số đã từng bước được nâng cao. Các bậc phụ huynh đã ngày càng trở nên khắt khe và khó tính hơn trong việc lựa chọn trường mầm non đạt chuẩn để gửi gắm con em mình. Nắm bắt được xu thế này, các nhà lãnh đạo, kinh doanh giáo dục mầm non luôn mong muốn tìm được một đơn vị thiết kế trường mầm non chuyên nghiệp nhất, có tầm, có tâm để giúp họ giải quyết vấn đề một cách hoàn hảo.

Một trường mầm non với kiểu thiết kế đẹp mắt, khoa học, tinh tế và an toàn cho trẻ, cùng với sự đầy đủ –  tiện nghi của cơ sở vật chất sẽ là yếu tố tiên quyết cho những chiến lược đầu tư, đặc biệt là đầu tư trong lĩnh vực nhạy cảm như kinh doanh giáo dục.

2.Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non đẹp

Sau đây là một số tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non đạt chuẩn mà chúng tôi nghĩ sẽ rất hữu ích cho các nhà đầu tư, giúp các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan và thiết thực hơn về lĩnh vực này. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất trong công tác thiết kế, các nhà đầu tư cần tìm được vị trí mặt bằng xây dựng trường mầm non thực sự lý tưởng.

2.1. Thiết kế khu vực hành lang, sảnh đón tiếp, sân chơi chung (cả trong lẫn ngoài)

Sảnh đón tiếp, hành lang và sân chơi chung là những khu vực quan trọng, đánh giá tổng thể bộ mặt chính của trường. Chính vì vậy, không gian và các đường nét dành cho khu vực này phải được thiết kế bắt mắt, thu hút sự chú ý của trẻ và các bậc cha mẹ ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đồng thời, đơn vị thiết kế vẫn phải đảm bảo các tiêu chí quan trọng như:

– Sân chơi phải có diện tích rộng rãi, chiếm ít nhất là 20% trong tổng diện tích toàn trường, bao gồm cả hàng lang đối với mặt sàn lớn. Cần đầy đủ ánh sáng tự nhiên cũng như bố trí các loại cây xanh để đảm bảo sự thoáng mát, thân thiện. Có thể sử dụng ánh sáng đèn làm trang trí tạo điểm nhấn nổi bật cho không gian.

– Khu vực đón tiếp phụ huynh phải tạo được tính thương hiệu cao với thiết kế bắt mắt, tinh tế và thân thiện. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các trường mầm non muốn phát triển chuỗi cơ sở sau này.

– Không sử dụng các vật dụng hay đồ chơi sắc nhọn, hạn chế phân bậc cao thấp bất hợp lý làm ảnh hưởng đến quá trình vui chơi và vận động của trẻ. Chất liệu sử dụng phải thân thiện với môi trường và đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho các bé.

– Bố trí các đồ chơi, đồ vận động một cách khoa học, gọn gàng, tạo sự thông thoáng và dễ dàng di chuyển.

– Đối với thiết kế mảng sân vườn, nên trồng nhiều loại hoa đẹp với màu sắc sặc sỡ, cũng như các loại cây xanh có tác dụng làm bóng mát cho sân trường. Hạn chế các loại cây hay rụng lá và có nhiều sâu bọ,

– Hành lang tối thiểu là 2m, đảm bảo an toàn về người khi sự cố xảy ra cũng như đảm bảo tiêu chuẩn về PCCC.

2.2. Thiết kế trường mầm non khu vực lớp học

– Lớp học là một trong những không gian chủ yếu cho các hoạt động của trẻ hằng ngày. Chính vì vậy, lớp học phải sạch sẽ, thông thoáng và đầy đủ ánh sáng, nhất là ánh sáng tự nhiên.

– Diện tích lớp học phải thiết kế phù hợp với số lượng trẻ, đảm bảo từ 1,50-1,80m2/trẻ nhưng không được dưới 24m2/phòng đối với lớp nhà trẻ và 36m2/phòng đối với lớp mẫu giáo (theo tiêu chuẩn Việt Nam 3907:2011).

– Thiết kế bàn ghế có chiều cao phù hợp với chiều cao của trẻ.

– Bên cạnh đó, đồ nội thất cũng cần được thiết kế gọn gàng, sinh động với những hình thù ngộ nghĩnh, đáng yêu để tạo cảm hứng cho trẻ.

– Nếu có điều kiện, nên thiết kế kho chứa đồ riêng cho từng lớp hoặc hai lớp chung một kho để cất những đồ dùng hằng ngày thiếu tính thẩm mỹ như giường, chăn, đệm, giấy vệ sinh,…

2.3. Thiết kế trường mầm non khu vực vệ sinh

Khu vực vệ sinh của các bé là một hạng mục mà các bậc phụ huynh cũng đặc biệt quan tâm. Khi thiết kế khu vực này các kĩ sư cần lưu ý:

– Không gian sạch sẽ, thoáng đãng, nên có ánh sáng tự nhiên để giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, nấm mốc.

– Diện tích nhà vệ sinh phải đạt tiêu chuẩn từ 0,4-0,6m2/trẻ.

– Nhà vệ sinh nên sử dụng thảm gai hoặc lát gạch chống trươn trượt cho các bé, tránh các bé bị té ngã gây nguy hiểm.

– Thiết bị vệ sinh đúng loại, kích thước phù hợp với từng độ tuổi quy định trong TCVN 3907:2011.

– Đối với các bé trong độ tuổi mẫu giáo cần thiết kế nhà vệ sinh riêng cho các bé trai và bé gái.

2.4. Thiết kế trường mầm non khu vực nhà bếp

Vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội, nhất là trong các trường mầm non. Vì vậy mà các bậc phụ huynh không khỏi băn khoăn, lo lắng làm sao để con em mình được sử dụng thực phẩm một cách an toàn nhất.

Khu vực bếp ăn của trường mầm non cần đáp ứng các tiêu chuẩn quy định do bộ Y tế ban hành để được cấp phép đi vào hoạt động. Một trong những tiêu chí quan trọng nhất cho bếp ăn trường mầm non là được thiết kế theo quy tắc bếp một chiều. Không gian bếp ăn đảm bảo phải thông thoáng, sạch sẽ, hợp lý về dây chuyền, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra tình trạng ngộ độc thức ăn.

2.5. Thiết kế văn phòng trường mầm non

Văn phòng là khu vực tiếp đón các phụ huynh học sinh, các đoàn kiểm tra trên cơ sở và cũng là nơi xử lý, giải quyết các vấn đề tế nhị nội bộ. Để được cấp phép thành lập trường thì văn phòng phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tối thiểu như bàn hiệu trưởng, bàn họp, bàn kế toán, sofa tiếp khách, pantry,…

Về hình thức, văn phòng nên được thiết kế tương xứng với quy mô cụ thể của từng trường. Không gian sạch sẽ, thoáng đãng, tự nhiên.

2.6. Thiết kế trường mầm non các hạng mục phụ trợ khác

– Phòng y tế: nằm ở vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu khi có tai nạn xảy ra. Diện tích tối thiểu cho khu vực này là 10m2.

– Phòng thay đồ nhân viên: là khu vực sinh hoạt chung của trường, cần được thiết kế gọn gàng, vị trí hợp lý.

– Khu vực giặt, sấy đồ: nên thiết kế ít nhất từ 1-2 nơi giặt sấy đồ với diện tích hợp lý, tránh bừa bộn trong quá trình xử lý đồ đạc phát sinh.

– Vệ sinh chung cho người lớn cần sạch sẽ, lau chùi thường xuyên và phân chia nam nữ rõ ràng.

TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRƯỜNG HỌC: IDJ Group là tập đoàn đầu tư về giáo dục, chuyên cung cấp dịch vụ TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRƯỜNG HỌCDỊCH VỤ QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH TRƯỜNG HỌC chuyên nghiệp. Quý vị quan tâm có thể tìm hiểu thêm thông tin tại đây:

Dịch vụ tư vấn đầu tư trường học: http://idj.com.vn/tu-van-dau-tu-truong-hoc/

Dịch vụ quản lý và vận hành trường học: http://idj.com.vn/dich-vu-quan-ly-va-van-hanh-truong-hoc/

Tin liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published.