Thiết kế nhà vệ sinh là một trong những hạng mục quan trọng trong quá trình xây dựng và kiến thiết trường học. Ở mỗi cấp học khác nhau sẽ có những quy định và tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh khác nhau. Hiện nay, vệ sinh trường học đang là vấn đề nổi cộm, được xã hội và cộng đồng nhà trường hết sức quan tâm.
1. Những tiêu chí để thiết kế nhà vệ sinh đạt chuẩn
Bộ Y tế cùng với Bộ Giáo dục & Đào tạo đã quy định cụ thể về nhà vệ sinh đạt chuẩn cho từng loại nhà vệ sinh khác nhau theo từng cấp học, thể hiện trong thông tư “Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nhà tiêu – Điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh”. Trong thông tư đã phân loại các loại nhà vệ sinh cùng những tiêu chí đánh giá phù hợp. Nhà vệ chung theo tiêu chuẩn quốc tế cần phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định, phục vụ đầy đủ các nhu cầu về vệ sinh của học sinh trong nhà trường. Các yêu cầu cụ thể cho nhà vệ sinh trường học đạt chuẩn như sau:
– Phải có đủ số phòng cho cả học sinh nam và học sinh nữ.
– Đối với các học sinh bị khuyết tật hoặc có vấn đề về sức khỏe cần có bồn cầu riêng để thuận lợi trong quá trình sử dụng.
– Phòng vệ sinh cần có khóa của đảm bảo sự riêng tư.
– Bồn cầu sạch sẽ, cọ rửa thường xuyên và không có mùi.
– Sàn nhà và các dụng cụ khác cũng cần lau chùi thường xuyên.
– Có đủ nước xả, rửa.
– Không được đọng nước hoặc xuống cấp.
– Có nước ấm và xà phòng rửa tay, khăn lau tay.
– Có giấy vệ sinh đầy đủ.
– Không có người bắt nạt hay các nguy hiểm khác.
– Không có khói thuốc lá
– Có sản phẩm vệ sinh cần thiết cho các em gái từ 8 tuổi trở lên.
Trên đây là những quy định cơ bản nhất đối với nhà vệ sinh trường học đạt chuẩn. Bên cạnh đó, Bộ Y tế còn bổ sung một số quy định về điều kiện vệ sinh trường học ở Việt Nam như sau:
– Ở thành phố, thị trấn, thị xã,…hay ở những nơi có điều kiện nên thiết kế nhà tiêu tự hoại hoặc bán tự hoại, có trang bị vòi nước rửa tay đầy đủ. Ở các vùng khó khăn nên sử dụng nhà tiêu 2 ngăn hợp vệ sinh. Đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa thì có thể sử dụng nhà vệ sinh khô cải tiến.
– Số lượng hố tiêu của trường trung bình từ 100-200 hố. Học sinh trong một ca học phải có một hố tiêu. Tách riêng nam với nữ, giáo viên với học sinh.
– Hố tiểu: Bình quân 50 học sinh trong mỗi ca học phải có 1 mét chiều dài hố tiểu.
2. Thực trạng nhà vệ sinh trường học ở Việt Nam
Thực trạng đáng buồn ở nước ta hiện nay đó là số lượng nhà vệ sinh trường học đạt chuẩn vẫn ở mức rất khiêm tốn. Thậm chí việc đi vệ sinh ở nhiều trường học đã trở thành nỗi ám ảnh đối với các em học sinh bởi mùi hôi thối, khó chịu.
Mặc dù đã được quy định nhưng trên thực tế, ít có trường học nào trang bị đầy đủ giấy vệ sinh và xà phòng rửa tay. Vòi nước cũng hiếm thấy hoặc có nhưng nước không chảy. Có những em cố nhịn uống nước để tránh phải đi vệ sinh. Tình trạng nhà vệ sinh không đảm bảo sạch sẽ có thể dẫn đến hiện tượng dịch bệnh, đặc biệt trong thời điểm giao mùa.
Nhà vệ sinh mầm non không đạt chuẩn
Theo thống kê gần đây của Bộ Giáo dục & Đào tạo, vẫn còn khoảng 30% trường học tại 14 tỉnh thành trên cả nước hiện không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không đạt tiêu chuẩn. Tỷ lệ này ở nông thôn chiếm khoảng 88%. Đây thực sự là thực trạng đáng báo động bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, nhất là các em ở lứa tuổi đi học.
Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia y tế, nhà vệ sinh bẩn là nguồn gốc của 189 loại vi khuẩn khác nhau. Chúng là nguyên nhân gây các bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa, tiêu chảy, viêm gan B, chân tay miệng,…UNICEFF Việt Nam đã khẳng định 40% ca nhiễm tiêu chảy ở học sinh xuất phát từ trường học nhiều hơn ở nhà. Chưa kể có những học sinh nhịn tiểu, nhịn uống nước cũng dẫn tới nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe,…
Nhiều trường học đã có xu hướng xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn với các tiêu chí như: có phòng vệ sinh nam – nữ tách biệt, có hệ thống nước sạch, xà phòng ,vòi nước rửa tay, cây xanh, gương trang trí và đầy đủ các vật dụng cần thiết khác,…Ngoài ra, diện tích nhà vệ sinh cũng theo hướng đạt diện tích tối thiểu cho một học sinh là 0,06m2, trong có cứ 20-30 học sinh sẽ có 1 bệ xí và một bồn cầu. Đội ngũ dọn vệ sinh được bố trí bằng đội ngũ nhân viên lao động chuyên nghiệp. Điều đáng nói ở đây là có rất nhiều đơn vị trường học còn e ngại, thậm chí là đâu đầu bởi không tìm ra nguồn kinh phí để đầu tư cho hạng mục này. Nguồn ngân sách từ Nhà nước cho việc xây mới các phòng học ở nhiều đại phương còn eo hẹp, chủ yếu dùng để cấp trong trường hợp trường học cần sửa chữa hạng mục cơ bản như chống thấm, lún nền,…Do đó, việc cải thiện hệ thống nhà vệ sinh lại càng trở nên khó khăn hơn.
Thực trạng đáng báo động trên cho thấy việc nâng cao ý thức của cộng đồng nói chung và của trường học nói riêng là điều vô cùng cấp thiết. Các đơn vị nhà trường cần tích cực hành động hơn nữa để mang lại cho trẻ một môi trường giáo dục an toàn, chất lượng, đáp ứng nhưng nhu cầu cơ bản của trẻ và phòng tránh dịch bệnh nguy hiểm xảy ra.
TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRƯỜNG HỌC: IDJ Group là tập đoàn đầu tư về giáo dục, chuyên cung cấp dịch vụ TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRƯỜNG HỌC và DỊCH VỤ QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH TRƯỜNG HỌC chuyên nghiệp. Quý vị quan tâm có thể tìm hiểu thêm thông tin tại đây: Dịch vụ tư vấn đầu tư trường học: http://idj.com.vn/tu-van-dau-tu-truong-hoc/ Dịch vụ quản lý và vận hành trường học: http://idj.com.vn/dich-vu-quan-ly-va-van-hanh-truong-hoc/