Phát triển kĩ năng giao tiếp cho giáo viên mầm non

Posted on Posted in Tư vấn trường học

Để có thể chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ thì cần phát triển tốt kĩ năng giao tiếp cho các giáo viên mầm non. Kĩ năng này phải được thường xuyên trau dồi để có thể đạt hiệu quả như ý muốn. Nếu sự giao tiếp của giáo viên càng tốt thì càng giúp cho trẻ phát triển nhanh cả về nhân cách, thể chất lẫn tinh thần.

1. Đặc trưng trong kĩ năng giao tiếp của giáo viên mầm non
Giao tiếp của trẻ trong độ tuổi mầm non nói chung và đặc biệt là trẻ từ 4 -5 tuổi nằm trong giai đoạn giao tiếp với nhận thức ngoài tình huống. Trẻ vừa hiếu động, tò mò, háo hức khám phá lại vừa nhạy cảm với thái độ của người lớn trong quá trình giao tiếp với mình. Trong khi đó, trẻ chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ về ngôn ngữ nên đôi khi không biết diễn đạt suy nghĩ của mình, có khi diễn đạt sai hoặc không hiểu hết ý của người lớn. Chính vì vậy, giáo viên mầm non cần nắm được đặc điểm tâm lý và khả năng giao tiếp của trẻ để có thể định hướng cách thức giao tiếp cũng như sử dụng phương tiện giao tiếp với các bé sao cho phù hợp.

Kết quả hình ảnh cho giáo viên và trẻ mầm non

Nghiên cứu khoa học cho thấy, giao tiếp sư phạm mầm non là sự kết hợp của nhiều kĩ năng khác nhau như: kĩ năng nhận biết sự thay đổi trạng thái tâm lý của trẻ qua nét mặt, cử chỉ, ánh mắt, lời nói; kĩ năng chủ động đề xuất giao tiếp với trẻ theo ý muốn của mình; kĩ năng phán đoán nhanh ý định và thái độ của trẻ; kĩ năng tự kiềm chế; kĩ năng kích thích sự hứng thú của trẻ,…
Trong giao tiếp, giáo viên không chỉ là người tiếp xúc với trẻ thông qua nội dung bài học mà còn phải là một tấm gương mẫu mực về nhân cách cho trẻ noi theo. Điều đó đồng nghĩa với việc giáo viên cần có sự thống nhất giữa lời nói và hành vi ứng xử. Nhân cách của giáo viên bao giờ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

2. Phát triển kĩ năng giao tiếp cho giáo viên mầm non qua ngôn ngữ cơ thể
Giáo viên mầm non thường xuyên tiếp xúc và chăm sóc trẻ nhỏ qua từng giấc ngủ, bữa ăn, qua hoạt động vui chơi hằng ngày,…Vì vậy, ngôn ngữ cơ thể giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động giao tiếp của giáo viên mà ở đó, năng lực biểu cảm qua nét mặt góp phần rất lớn vào hiệu quả của quá trình giao tiếp. Thực tế cho thấy, giáo viên có nét mặt dịu hiền, cởi mở thường mang lại bầu không khí vui tươi, tạo tâm lý tốt và cảm giác an toàn cho các bé. Ngược lại, nếu giáo viên tỏ ra kém vui, nghiêm khắc và căng thẳng với học sinh thì bầu không khí sẽ trở nên nặng nề, tạo sự xa cách cho trẻ, khiến trẻ không dám gần gũi và thân thiện.

Hình ảnh có liên quan
Còn một yếu tố cũng đặc biệt quan trọng trong kĩ năng giao tiếp với trẻ của giáo viên mầm non đó chính là sự tiếp xúc thân thể một cách đúng mực. Thường xuyên nói những lời nói nhẹ nhàng, dỗ dành trẻ, cúi người hoặc ngồi cuống để trẻ thêm gần gũi, nhìn vào mắt trẻ và biết lắng nghe trong khi nói chuyện,…sẽ vừa tạo được mối quan hệ tốt giữa thầy với trò, vừa giúp thỏa mãn nhu cầu được yêu thương, quan tâm của trẻ. Ngược lại, những hành vi mang tính xúc phạm hay làm tổn thương cơ thể trẻ như đánh, nhéo, cào cấu vào chân tay, vào người trẻ,…thực sự không mang lại hiệu quả trong giao tiếp mà càng làm trẻ cảm thấy sợ hãi và bị ảnh hưởng tiêu cực, đồng thời đây là những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tạo ra hình ảnh không tốt cho một người giáo viên làm công tác giảng dạy mầm non. Do đó, giáo viên cần có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể, phù hợp với nhu cầu về nhân cách và mang đến hiệu quả giáo dục cao.

3. Cách thức giao tiếp cho giáo viên mầm non
Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ một số cách thức giao tiếp dành cho giáo viên mầm non giúp trẻ trở nên ngoan ngoãn và ham học hơn:
– Thường xuyên trò chuyện, quan tâm trẻ. Thay đổi giọng điệu, lời nói cho phù hợp với hoàn cảnh và nội dung giao tiếp.
– Gọi tên trẻ, khuyến khích trẻ gọi tên người khác và tự xưng tên trong quá trình giao tiếp.
– Làm mẫu các hành vi giao tiếp và hướng dẫn trẻ làm theo như tập nói lời cảm ơn, tạm biệt, tập trả lời khi được gọi tên, tập nói lời đồng ý hoặc không đồng ý,…
– Dạy trẻ cách phát âm các từ mới và mở rộng câu.
– Phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ bằng việc sử dụng đồ dùng, dụng cụ làm phương tiện, bao gồm phương tiện ngôn ngữ (lời nói) và phương tiện phi ngôn ngữ (cử chỉ, nét mặt, điệu bộ khi chơi,…)
– Tập cho trẻ kĩ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong khi giao tiếp và kiên nhẫn đợi trẻ trả lời, chẳng hạn như: Ở đâu? Con gì? Cái gì? Làm gì? Ai đây?,…

Hình ảnh có liên quan
– Cùng trẻ đọc sách, xem tranh ảnh. Chuyện trò và đặt câu hỏi về các nhân vật trong đó để giúp chúng bộc lộ cảm xúc của mình thông qua ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…
– Cùng trẻ đọc thơ, các bài đồng dao, bài hát hoặc chơi các trò chơi dân gian nhằm tạo sự gắn bó, thân thiết,…
– Sử dụng các chú rối để giao tiếp, trò chuyện với trẻ,..
– Cho trẻ tập làm quen với những người bạn mới để rèn luyện tính cởi mở, mạnh dạn trong giao tiếp.
Ở bậc học mầm non, mọi lời nói, hành động của giáo viên đều có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì thế, chỉ cần có tình yêu thương dành cho trẻ, tâm huyết với nghề, nắm vững những kĩ năng giao tiếp và ứng xử một cách “tâm lý” thì giáo viên mầm non chẳng những gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp, mà còn mang lại giá trị sống cao đẹp, là cẩm nang cho hành trình học tập và lớn khôn trọn đời của thế hệ trẻ.

TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRƯỜNG HỌC: IDJ Group là tập đoàn đầu tư về giáo dục, chuyên cung cấp dịch vụ TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRƯỜNG HỌCDỊCH VỤ QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH TRƯỜNG HỌC chuyên nghiệp. Quý vị quan tâm có thể tìm hiểu thêm thông tin tại đây:

Dịch vụ tư vấn đầu tư trường học: http://idj.com.vn/tu-van-dau-tu-truong-hoc/

Dịch vụ quản lý và vận hành trường học: http://idj.com.vn/dich-vu-quan-ly-va-van-hanh-truong-hoc/

Tin liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published.