Quản lý trường mầm non đang là vấn đề đau đầu đối với nhiều nhà quản lý trước sự rắc rối trong các tình huống học tập và sinh hoạt của trẻ. Tuy là công việc không hề dễ dàng nhưng cũng mang lại không ít niềm vui và ý nghĩa, bởi người quản lý sẽ tạo được dấu ấn sâu đậm trong tâm trí trẻ thông qua các hoạt động chăm sóc và dạy dỗ của mình.
1.Quản lý trường mầm non bao gồm các hoạt động nào?
– Quản lý mọi hoạt động chung trong nhà trường
– Điều phối chuyên môn và giám sát giáo viên
– Trao đổi với phụ huynh về vấn đề có liên quan đến nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
– Báo cáo tình hình hoạt động của trường với Ban lãnh đạo
– Phối hợp với giáo viên trong việc triển khai giáo án để tăng hiệu quả giảng dạy
– Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh
– Xây dựng kế hoạch marketing và phát triển trường
– Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Ban Lãnh đạo
– Quản lý về phương pháp, nội dung và mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ
– Quản lý cơ sở vật chất, tài chính
– Quản lý các vấn đề liên quan đến số lượng, chất lượng học sinh, nhận thức, kĩ năng của học sinh
– Quản lý thi đua khen thưởng, các chương trình ngày hội, ngày lễ
– Quản lý quy chế hoạt động nội bộ
– Quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên.
Có quá nhiều công việc phải làm tại trường mầm non dành cho người quản lý, làm mất rất nhiều công sức và thời gian, thậm chí là gây cho người quản lý áp lực không nhỏ. Để hạn chế tình trạng này và giúp công tác quản lý được hiệu quả hơn, bạn nên tham khảo những chia sẻ dưới đây
2.Kinh nghiệm quản lý trường mầm non
2.1. Xây dựng biện pháp
– Tiến hành dân chủ hóa trường học
– Hỗ trợ sư phạm thường xuyên và tích cực cho đội ngũ giáo viên
– Xây dựng đoàn kết nội bộ
– Phân công nhiệm vụ cho các giáo viên một cách công bằng
– Quan tâm đến sinh hoạt và đời sống gia đình của gió viên
– Tạo thi đua ngầm trong đội ngũ
– Khích lệ giáo viên có ý kiến bất đồng trong phương pháp giảng dạy
– Kiểm tra giáo viên qua sản phẩm của học sinh
– Quan tâm đến công tác chấm điểm, đánh giá xếp loại của giáo viên
– Tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị nhằm giúp giáo viên nâng cao nhận thức
– Thường xuyên mở các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học
2.2. Xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ, phát triển bền vững và hiện đại hóa
Về kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất
– Huy động vốn:
+ Xin ngân sách nhà nước và ngành hỗ trợ
+ Huy động phụ huynh đóng góp
+ Phát động phong trào ủng hộ sách cho thư viện
+ Huy động hỗ trợ từ tập thể Hội đồng Sư phạm
+ Huy động từ các nhà hảo tâm, mạnh thường quân
+ Kinh phí tiết kiệm từ học phí bán trú và 2 buổi/ngày
– Tham mưu và tranh thủ ý kiến của các cấp Ủy Đảng, phòng giáo dục,…để vận động toàn dân tham gia ủng hộ kinh phí
– Chỉ rõ nhưng khó khăn nhà trường đang gặp phải và cho giáo viên tập huấn về công tác chủ nhiệm.
– Thành lập Ban chỉ đạo nhằm giám sát việc huy động vốn và thi công công trình.
– Tổ chức họp dân để trưng cầu ý kiến
– Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh từng lớp, với lực lượng trong và ngoài trường
– Lên kế hoạch thực hiện cụ thể từng bước, tránh tràn lan
– Giáo dục ý thức cho học sinh về bảo quản cơ sở vật chất trường lớp.
– Kế hoạch thu chi phải đảm bảo đúng, đủ và dựa trên văn bản cho phép
– Quản lý tốt và bảo dưỡng thường xuyên
2.3. Đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện
– Chú trọng giáo dục đạo đức cho học sinh cũng như giáo viên
– Tạo cơ hội giúp đỡ giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng đồ dùng hiệu quả
– Duy trì tốt lớp học bán trú và 2 buổi/ngày
– Tích cực tổ chức các sân chơi lành mạnh và bổ ích cho học sinh, giúp học sinh cảm thấy hứng thú khi đến trường.
2.4. Xây dựng mối quan hệ thân thiện
– Mối quan hệ với Ban lãnh đạo
– Mối quan hệ với các cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương
– Mối quan hệ với các ban ngành đoàn thể trong và ngoài trường
– Mối quan hệ giữa Hiệu trưởng với giáo viên – Công nhân viên, giữa thầy với trò, giữa nhà trường với phụ huynh, giữa các học sinh với nhau,…
2.5. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục
– Phát động phong trào học tập trong toàn xã hội
– Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh :
+ Môi trường nhà trường
+ Môi trường gia đình
+ Môi trường xã hội tích cực
– Đa dạng các hình thức giảng dạy
– Đa dạng hóa nguồn lực giáo dục
2.6. Kế hoạch phải cụ thể và khả thi, hồ sơ quản lý phải khoa học và sắp xếp ngăn nắp
Với mỗi loại hình trường mầm non khác nhau sẽ có cách quản lý khác nhau. Tuy nhiên, cho dù là loại hình nào thì người quản lý cũng cần trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết để việc quản lý được dễ dàng và hiệu quả. Nhất là trong thời đại ngày nay, khi mà quản lý mầm non luôn đòi hỏi sự sáng tạo, biết xây dựng những hoạt động dã ngoại, vui chơi giải trí, vừa mang lại niềm vui cho trẻ vừa mang tính giáo dục cao.
TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRƯỜNG HỌC: IDJ Group là tập đoàn đầu tư về giáo dục, chuyên cung cấp dịch vụ TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRƯỜNG HỌC và DỊCH VỤ QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH TRƯỜNG HỌC chuyên nghiệp. Quý vị quan tâm có thể tìm hiểu thêm thông tin tại đây:
Dịch vụ tư vấn đầu tư trường học: http://idj.com.vn/tu-van-dau-tu-truong-hoc/
Dịch vụ quản lý và vận hành trường học: http://idj.com.vn/dich-vu-quan-ly-va-van-hanh-truong-hoc/