Là giáo viên, chúng ta luôn giữ cho mình các chuẩn mực. Nhưng đôi khi chúng ta cũng mắc sai lầm trong lớp, điều đó có thể hơi xấu hổ. Tuy nhiên, có một số cách bạn có thể biến trải nghiệm tiêu cực thành tích cực cho bạn và cho cả học sinh
Khi giáo viên mắc lỗi
Nó đã từng xảy ra với tất cả các giáo viên ở những tình huống khác nhau. Khi bạn đang giảng bài trên bục giảng, và bạn không nhận ra rằng mình viết sai chính tả cho đến khi học sinh chỉ ra lỗi đó. Khi làm mẫu một bài toán, bạn không nhận ra bạn đã làm sai cho đến khi đến phần “kiểm tra và xem đáp án”. Hoặc bạn có thể là một giáo viên khoa học luôn miệng gọi tế bào chất là tế bào học trước khi bạn nhận ra lỗi của chính mình. Mắc lỗi trước mặt học sinh chỉ là một vài điều xảy ra khi bạn giảng bài, và nó cũng có thể bị cản trở bởi cái tôi của giáo viên. Tuy nhiên, có một số cách giúp bạn có thể xử lý điều đó để nó có thể là một tình huống có lợi cho bạn và học sinh của bạn
Hãy sử dụng điều đó như một cơ hội để dạy học.
Bước đầu tiên trong việc xử lý sai lầm trước lớp là tiếp cận nó như một cơ hội để dạy học. Là giáo viên, chúng ta có xu hướng tự nhiên để làm điều này với học sinh. Ví dụ, chúng ta nhận ra ở giữa các bài giảng về việc cộng các phân số mà học sinh đang lẫn giữa tử số và mẫu số. Vì vậy chúng ta hãy dừng bài giảng lại và giải quyết sai lầm này. Nếu chúng ta vẫn làm sai trong cả tiết học, cần phải ổn định lại cái tôi để biến điều đó thành khoảnh khắc để học hỏi. Đôi khi lỗi của chúng ta vẫn trở thành một bài học quan trọng cho học sinh.
Không sao nếu biết tự sửa lỗi
Một cách để biến nó thành dịp để học hỏi là tự sửa ngay trước lớp. Đôi khi chúng ta phải tự mình bắt được lỗi của chính chúng ta, hoặc khi khác học sinh có thể dừng lại và chỉ ra lỗi sai cho chúng ta. Trong cả hai trường hợp này, sẽ ổn nếu như bạn tự dừng lại và sửa lỗi, ngay cả khi bạn là giáo viên. Sau tất cả, chúng ta vẫn là con người, và giống như học sinh, đôi khi chúng ta vẫn mắc lỗi. Giả sử bạn là giáo viên âm nhạc đang dạy học sinh về các nốt trên bàn phím. Giống như những giáo viên khác, đây là lần thứ ba hay bốn gì đó bạn dạy bài này trong ngày, và thành thật mà nói trong sự mệt mỏi, bạn đã nói nhầm nốt “la” thành “mi”. Đôi khi nỗ lực của giáo viên là bỏ qua những lỗi như thế, coi như nó chưa từng xảy ra. Tuy nhiên, cách tốt hơn để xử lý việc này là dừng lại và sửa sai ngay trước mặt cả lớp.
Nói chuyện về lỗi sai với các học sinh của mình để cho chúng thấy rằng nó có thể xảy ra với tất cả chúng ta. Quay trở lại với nốt “la” và “mi”, hãy giải thích cho học sinh cách bạn có thể dễ dàng phối các nốt đó trong khi đọc một bản nhạc. Nếu bạn dạy tiếng anh và mắc lỗi ngữ pháp, hãy cho học sinh tìm hiểu lý do tại sao những lỗi đó lại xảy ra thậm chí với người tinh tường. Đó có thể là cơ hội tốt để nói về những ngôn ngữ hàng ngày so với ngôn ngữ học thuật.
Tùy thuộc vào lỗi sai, bạn có thể coi đó là một lỗi cố ý mà bạn đã dùng để dạy cho học sinh một bài học. Ví dụ, giả sử bạn đang dạy về cân bằng phương trình hóa học. Trong bài giảng, bạn đang làm mẫu về quá trình vấn bằng rồi bạn nhận ra rằng quy trình đó không hề dễ như mong muốn. Một học sinh dừng lại và sửa lỗi cho bạn, giải thích bạn đã bỏ lỡ việc thay đổi hệ số độc lập. Chỉ cần nói: “ồ, em nói đúng”, và sửa lại. Nhưng bạn đã mắc sai lầm vì một lý do. Điều độc đáo là, nó giống như lý do để học sinh của bạn có thể mắc lỗi đó. Vì vậy, hãy thể hiện nó với thần thái “tôi làm điều đó là có mục đích”, và cho học sinh thấy chúng cũng có thể mắc sai lầm nếu không cẩn thận.
Sử dụng sai lầm của bạn để khuyến khích học sinh chấp nhận rủi ro
Đôi khi học sinh xem chúng ta như một bầu trời kiến thức trong lớp học. Chúng ta đứng ở trên bục giảng ngày qua ngày như thể chúng ta có tất cả các câu trả lời. Nhưng đôi khi ngay cả chúng ta cũng mắc sai lầm, và chúng ta sợ phải thừa nhận điều đó với học sinh. Tuy nhiên khi chúng ta mắc sai lầm trước cả lớp là ta đang đi ngược lại với khái niệm trong giảng dạy: bạn phải mắc sai lầm để học được nó.Vì thế nếu không mắc sai lầm, chúng ta đang gửi đi thông điệp ngược lại đến học sinh rằng “rủi ro là điều tồi tệ”
Thay vào đó, chúng ta nên có những sai lầm trong lớp học. Khi học sinh thấy chúng ta mắc lỗi, chúng ta bước ra khỏi hào quang và trở thành con người trong mắt học sinh. Nếu chúng ta muốn học sinh mắc lỗi trong học tập và trở thành người biết chấp nhận rủi ro. Chúng ta phải cho học sinh thấy rằng lớp học là môi trường an toàn. Như trung tâm đánh giá Georgia của Đại học Georgia cho rằng “chúng ta cần tạo ra các lớp học trong đó khuyến khích chấp nhận rủi ro học tập và là một phần của học tập”, nói cách khác, chúng ta cần mô hình hóa việc học tập chấp nhận rủi ro cho học sinh. Khi học sinh hỏi một vấn đề mà chúng ta chưa từng trải qua trước đó hoặc một bản nhạc chúng ta chưa bao giờ chơi, chúng ta nên bình tĩnh. Chúng ta có thể làm sai, nhưng những lỗi đó sẽ khuyến khích học sinh trở thành những người biết chấp nhận rủi ro. Cuối cùng, chúng ta cần làm mẫu để thấy những lỗi lầm của học sinh gây ra cũng là điều bình thường.
Học cách xóa sai lầm theo cách đúng đắn- ngay cả khi bạn là giáo viên.
Khi chúng ta mắc sai lầm, đặc biệt là lần đầu tiên, có thể rất xấu hổ. Nỗ lực của chúng ta là cố gắng xóa đi mọi dấu vết và coi như nó chưa từng xảy ra. Nhưng điều đó sẽ phản tác dụng với vai trò là giáo viên. Hãy dùng các lỗi của bạn trước cả lớp như những dịp để học hỏi. Nếu chúng ta cố gắng che giấu lỗi lầm, chúng ta đang cho học sinh thấy chúng nên bắt chước theo. Thay vào đó, chúng ta cần nắm lấy thời cơ để dạy về những sai lầm. Quay xung quanh thời cơ đó và biến chúng thành một phần hữu ích của bài học. Bằng cách đó chúng ta đã dạy cho học sinh của mình rằng sẽ ổn với những rủi ro và lỗi lầm. Cuối cùng, nó giúp cho chúng ta học tốt hơn.
TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRƯỜNG HỌC: IDJ Group là tập đoàn đầu tư về giáo dục, chuyên cung cấp dịch vụ TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRƯỜNG HỌC và DỊCH VỤ QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH TRƯỜNG HỌC chuyên nghiệp. Quý vị quan tâm có thể tìm hiểu thêm thông tin tại đây:
Dịch vụ tư vấn đầu tư trường học: http://idj.com.vn/tu-van-dau-tu-truong-hoc/
Dịch vụ quản lý và vận hành trường học: http://idj.com.vn/dich-vu-quan-ly-va-van-hanh-truong-hoc/