Bạn đã luôn tự hỏi những yếu tố cần thiết để trở thành một giáo viên là gì? Nghe có vẻ là một công việc thú vị, nhưng nó có phải là công việc phù hợp với bạn? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đó.
Là giáo viên
Nếu bạn đang nghĩ về nghề nghiệp tương lai của mình, có một công việc phù hợp với bạn: giảng dạy. Nếu bạn đọc kĩ những điểm dưới đây và thấy mình có các phẩm trên đó, bạn có thể đã được sinh ra để làm giáo viên.
1. Bạn yêu trẻ con
Một trong những điều đầu tiên khiến mọi người nghĩ rằng một ai đó có thể là một giáo viên giỏi nếu họ có tình yêu trẻ và luôn muốn dành thời gian cho trẻ em. Với những đặc điểm đơn giản như:
• Khi nhìn thấy một đứa trẻ, bạn cười.
• Bạn giao tiếp với trẻ một cách rất tự nhiên
• Tham gia các hoạt động với trẻ, luôn tràn đầy năng lượng thay vì đừng ngoài nhìn
• Tìm kiếm những phẩm chất và giá trị đặc biệt ở mỗi đứa trẻ.
Nếu bạn có những dấu hiệu trên, có lẽ bạn sẽ làm khá tốt trong các công việc xoay quanh việc tương tác với trẻ em.
2. Bạn là người lạc quan
Để thành công như một giáo viên, một thái độ tích cực là điều bắt buộc. Chúng ta đều biết rằng cuộc sống có rất nhiều điều khiến chúng ta cảm thấy thất vọng hay mất niềm tin. Nhưng bạn phải có khả năng để những điều đó ở bên ngoài cánh cửa lớp học và chào đón học sinh của mình với khuôn mặt hạnh phúc. Nếu bạn tin rằng học sinh ngày nay có khả năng tác động đến thế giới của chúng ta theo cách tốt đẹp hơn trong tương lai, thì tất cả học sinh – ngay cả những đứa trẻ có vấn đề – thì có nghĩa là bạn đã có phẩm chất cần thiết để trở thành một giáo viên.
3. Bạn có sự kiên nhẫn
Một cách rất thành thực, giáo viên luôn bị thử thách tính kiên nhẫn một cách thường xuyên. Cho dù những thách thức đó đến dưới hình thức áp lực của nhà trường, phụ huynh hống hách, học sinh cá biệt hay chỉ đơn giản là cố gắng thức dậy đúng giớ vào buổi sáng, một giáo viên chắc chắn sẽ có những ngày trôi qua khó khăn. Nếu bạn là kiểu người có thể hít một hơi thật sâu và vượt qua những thử thách hàng ngày của cuộc sống, bạn sẽ trở thành một giáo viên giỏi. Nếu nghe một đứa trẻ hỏi ” tại sao? ” 15 lần liên tiếp những câu hỏi “dớ dẩn” bạn sẽ cười – thay vì cáu kỉnh – bạn chắc chắn sẽ trở thành một giáo viên tuyệt vời.
4. Bạn coi trọng ý nghĩa của công việc
Có một sự thật là: giáo viên không phải là công việc kiếm được nhiều tiền. Không ai theo đuổi sự nghiệp giảng dạy để trở thành triệu phú. Thay vào đó, mọi người trở thành giáo viên vì họ muốn giúp đỡ học sinh và tạo sự khác biệt trong thế giới này. Nếu bạn coi trọng ý nghĩa của công việc hơn là những lợi ích vật chất hay những khoản thu nhập mà bạn có thể kiếm được ở nơi khác, thì rất có thể dạy học là một công việc phù hợp với bạn.
5. Bạn có khả năng tổ chức
Về mặt tổ chức, giáo viên có một công việc đầy thách thức. Đôi khi, bạn có thể phải theo dõi hàng trăm học sinh, phải chấm hàng ngàn bài kiểm tra trên lớp, bài tập về nhà và bài tiểu luận, bài thi đầu vào, viết nhận xét, cộng điểm. Cách duy nhất bạn có thể thực hiện thành công là khả năng tổ chức, sắp xếp công việc. Nếu bạn thích lập danh sách việc cần làm, kiểm tra các nhiệm vụ, theo đúng lịch trình và sử dụng các thư mục, bạn sẽ phát triển nhanh chóng trong công việc dạy học này.
6. Bạn muốn trở thành một giáo viên
Phẩm chất cuối cùng – và quan trọng nhất – cho thấy bạn có sứ mệnh trở thành một giáo viên. Đó là bạn có mong muốn trở thành một giáo viên! Nếu việc dành mỗi ngày trong một lớp học đầy những học sinh là điều khiến bạn cảm thấy hứng thú, hãy thử nó! Nếu bạn muốn có mùa hè hấp dẫn, thoải mái, nếu bạn yêu thích một chủ đề cụ thể và muốn chia sẻ nó với những người trẻ tuổi, nếu bạn có một niềm đam mê giảng dạy, hãy chuẩn bị vì bạn rất có thể sẽ trở thành một giáo viên trong tương lai.
TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRƯỜNG HỌC: IDJ Group là tập đoàn đầu tư về giáo dục, chuyên cung cấp dịch vụ TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRƯỜNG HỌC và DỊCH VỤ QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH TRƯỜNG HỌC chuyên nghiệp. Quý vị quan tâm có thể tìm hiểu thêm thông tin tại đây:
Dịch vụ tư vấn đầu tư trường học: http://idj.com.vn/tu-van-dau-tu-truong-hoc/
Dịch vụ quản lý và vận hành trường học: http://idj.com.vn/dich-vu-quan-ly-va-van-hanh-truong-hoc/