Đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà bất cứ đơn vị mầm non nào cũng phải thực hiện. Đây không chỉ là công tác bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho các bé mà còn là trách nhiệm, thể hiện mức độ uy tín của nhà trường đối với các học sinh, với các bậc cha mẹ cũng như toàn thể cộng đồng.
Những điểm cần lưu ý trong vấn đề đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non
“Trẻ em như búp trên cành”, như những mầm non nhỏ bé cần được che chở và bao bọc. Chúng chưa có khả năng tự bảo vệ bản thân khỏi những nguy hiểm xung quanh mình. Chính vì vậy, các cơ sở mầm non cần đảm bảo cho các bé được sống trong một môi trường an toàn cả về sức khỏe, tinh thần và tính mạng. Nhà trường cần áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ trẻ một cách tốt nhất.
Trường mầm non được đánh giá là môi trường học tập khá an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, sự an toàn này chỉ mang tính chất tương đối bởi bất cứ tình huống nào cũng có thể bất ngờ xảy ra. Chúng ta cần ý thức được điều đó và phải chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó trong mọi trường hợp.
Đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non là chúng ta đang đáp ứng quyền lợi chính đáng của trẻ. Chúng cần được học tập và vui chơi một cách lành mạnh, an toàn dưới sự giám sát và hướng dẫn của đội ngũ giáo viên cũng như của toàn thể nhà trường. Bên cạnh đó, uy tín của nhà trường có được giữ vững và củng cố hay không cũng còn phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm của nhà trường đối với các em học sinh của chính họ. Vì thế, đừng xem nhẹ vấn đề này mà hãy thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ và hiệu quả bằng mọi biện pháp.
Chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo về đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non
Theo chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo đối với bậc giáo dục mầm non, các đơn vị mầm non cần thực hiện các yêu cầu:
– Tiến hành các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
– Xây dựng môi trường học tập thân thiện, đảm bảo cho trẻ được an toàn tuyệt đối cả về thể chất lẫn tinh thần.
– Kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ chơi, đồ dùng một cách thường xuyên. Phát hiện kịp thời và chỉ đạo khắc phục nhanh chóng các yếu tố có nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ khi chúng tham gia các hoạt động tại trường, lớp.
– Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe.
– Quản lý và nâng cao chất lượng các bữa ăn bán trú tại trường mầm non. Thực hiện chế độ ăn cấn đối, hợp lý, đa dạng, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu cho từng nhóm tuổi của các bé.
– Kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc của các loại thực phẩm dùng chế biến bữa ăn cho trẻ, thực hiện nghiêm túc các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn trường mầm non.
Nguyên nhân xảy ra tai nạn, thương tích tại trường mầm non
– Do sự giám sát, trông nom của giáo viên còn hời hợt, thiếu trách nhiệm nên trẻ có cơ hội tiếp xúc với các yếu tố gây nguy hiểm.
– Do nạn bạo hành trẻ.
– Do giáo viên thiếu kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
Nguyên tắc đảm bảo an toàn cho trẻ
– Tạo môi trường học tập và vui chơi lành mạnh.
– Nói không với bạo lực mầm non.
– Xây dựng cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn an toàn theo quy định.
– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị, đồ dùng dễ gây nguy hiểm.
– Đào tạo đội ngũ giáo viên, công nhân viên về vấn đề giáo dục, hướng dẫn và đảm bảo an toàn cho trẻ.
Biện pháp
Ở lứa tuổi mầm non, các bé thường rất hiếu động, thích tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh. Chính vì thế mà khả năng các bé dễ va chạm, tiếp xúc với những thứ nguy hiểm là rất lớn. Chúng cần được giám sát chặt chẽ từ phía nhà trường để tránh những tai nạn, rủi ro đáng tiếc xảy ra. Dưới đây là các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ một cách tối ưu mà các nhà lãnh đạo nên tham khảo và triển khai tại cơ sở trường mầm non của mình:
– Phòng tránh tai nạn:
+ Giường, cũi, bàn ghế hay các thiết bị học tập phải được thiết kế chắc chắn, đạt chuẩn.
+ Đồ chơi phải đúng quy cách, an toàn, không sắc nhọn, hư hỏng, gãy vỡ,..
+ Không cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với dao, kéo, đồ vật sắc nhọn,…
+ Tránh trường hợp trẻ bị hóc, sặc ở đường thở bởi các vật như đồng xu, ốc vít, cúc áo, cháo, bột,…hoặc bị chăn, gối bịt đường thở khi đang ngủ.
+ Cửa phải có song chắn
+ Cầu thang thấp, có tay vịn, độ dốc đạt yêu cầu.
+ Sàn nhà hay lối đi phải bằng phẳng, không trơn trượt, khuyến khích trải thảm cỏ nhân tạo thay vì nền gạch hay xi măng để trẻ không bị va đập, trầy xước.
– Tránh điện giật và tránh bỏng:
+ Các yếu tố có thể gây bỏng cho trẻ như nước sôi, thức ăn nóng,…cần được để xa tầm với của trẻ.
+ Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện để tránh bị điện giật.
– Tránh ngộ độc thực phẩm:
+ Thức ăn, nước uống, hoa quả hay quà bánh phải đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi, tránh vi khuẩn gây bệnh.
+ Thận trọng với chì và thủy ngân. Đây là 2 thành phần rất độc thường có trong sơn tường, cửa, đồ chơi, đồ gốm, các vật dụng bằng pha lê hay thủy tinh màu, pin, đèn thủy ngân, nhiệt kế,…
– Bên cạnh những giải pháp xung quanh vấn đề cơ sở vật chất, trang thiết bị thì sự an toàn của trẻ còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức trách nhiệm và tình yêu nghề, yêu trẻ của các giáo viên cũng như cán bộ quản lý. Vì vậy, nhà trường cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, tình yêu thương đối với con trẻ. Đồng thời phải có những biện pháp phòng ngừa và kịp thời ngăn chặn các hành vi có tính chất bạo lực, xâm hại đến tinh thần, thân thể và sức khỏe của các bé.
Hi vọng với những thông tin chia sẻ ở trên, các nhà lãnh đạo sẽ có những kiến thức vô cùng hữu ích trong việc xây dựng một ngôi trường mầm non an toàn, thân thiện và uy tín.
TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRƯỜNG HỌC: IDJ Group là tập đoàn đầu tư về giáo dục, chuyên cung cấp dịch vụ TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRƯỜNG HỌC và DỊCH VỤ QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH TRƯỜNG HỌC chuyên nghiệp. Quý vị quan tâm có thể tìm hiểu thêm thông tin tại đây:
Dịch vụ tư vấn đầu tư trường học: http://idj.com.vn/tu-van-dau-tu-truong-hoc/
Dịch vụ quản lý và vận hành trường học: http://idj.com.vn/dich-vu-quan-ly-va-van-hanh-truong-hoc/